Nám da là một tình trạng da thường gặp, thường gây mất thẩm mỹ cho chị em phụ nữ. Vì vậy ai ai cũng luôn mong muốn làm thế nào để ngăn ngừa nám da và tàn nhang một cách hiệu quả nhất hãy cùng mỹ viện thanh thủy tìm hiểu qua bài viết này nhé
1. Nám da là gì? Nguyên nhân gây nám da là gì?
nám da là một dạng của tăng sắc tố da mặt và thường được tìm thấy ở ba vùng khác nhau trên khuôn mặt: đường viền hàm, giữa khuôn mặt và trên hai bên gò má. Nhiều người sẽ nhận thấy vết nám trên sống mũi, cằm và trán, nhưng nám da còn có thể xuất hiện trên các vùng khác của cơ thể, bao gồm cổ, ngực hoặc cánh tay - bất kỳ vùng da nào tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Nám da không để lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe. Tuy nhiên, vấn đề này lại khiến nhiều chị em phụ nu lo lang. Theo đó, có rất nhiều cách để giảm sự xuất hiện của tình trạng da này nhưng hiệu quả sẽ phải tùy vào từng nguyên nhân gây ra nám da khác nhau:
2. Di truyền và giới tính
Khả năng nhạy cảm với nám da là do đa nguyên nhân, có nghĩa là có nhiều yếu tố di truyền khác nhau góp phần gây ra. Ví dụ, những người có loại da sẫm màu hơn có nguy cơ bị nám cao hơn.
Nám da có thể mang tính gia đình. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng gần một nửa số phụ nữ bị nám da có người thân trong gia đình cũng bị. Vì vậy, nếu là phụ nữ và mẹ bị nám da thì khả năng cao là cũng mắc phải tình trạng này.
Mặc dù các con số khác nhau giữa các dân tộc do yếu tố loại da và mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các nghiên cứu đã phát hiện ra tỷ lệ phổ biến của phụ nữ nằm trong khoảng từ 6: 1 đến cao nhất là 39: 1 so với tỷ lệ gặp phải nám da ở nam giới.
3. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Đây là nguyên nhân gây nám da phổ biến nhất. Có một số giải thích được đề xuất cho lý do tại sao lại như vậy nhưng tất cả đều có thể được tóm tắt bằng cách nói rằng tia UV từ mặt trời gây ra việc giải phóng một số hóa chất 'gây viêm' kích thích các tế bào hắc tố trong da sản xuất quá mức sắc tố. Việc tăng sản xuất sắc tố này có thể khiến làn da trở nên rám nắng nhưng cũng có thể khiến nám da bùng phát hoặc trở nên sẫm màu hơn.
Đó là lý do tại sao mọi người thường nhận thấy rằng tình trạng nám da của họ xuất hiện khi họ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ánh sáng nhân tạo quá mạnh cũng có thể khiến tình trạng nám da trở nên trầm trọng hơn. Tiếp xúc thường xuyên với nguồn nhiệt cao, có tên khoa học là bức xạ hồng ngoại, cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nám da.
4. Nội tiết tố
Nội tiết tố là nguyên nhân gây nám da phổ biến mặc dù mối liên hệ này vẫn chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng các tế bào da tạo sắc tố có các thụ thể có thể liên kết với estrogen và progesterone. Do đó, đây có thể là một phần lý do khiến phụ nữ bị nám da thường xuyên hơn nam giới là do lượng estrogen tự nhiên trong cơ thể cao hơn.
Ngoài ra, khoảng 25% phụ nữ sẽ bị nám da do hậu quả trực tiếp của việc sử dụng biện pháp tránh thai và trong số này, khoảng 90% cũng sẽ bị nám da nặng hơn khi mang thai.
5. Các nguyên nhân tiềm ẩn khác
Như đã đề cập, nguyên nhân chính xác của nám da vẫn chưa được hiểu rõ. Ngoài những nguyên nhân trên, có một số nguyên nhân gây nám da ít được biết đến hơn:
Căng thẳng: Mặc dù căng thẳng tâm lý không phải là tác nhân gây kích ứng da, một số nhà nghiên cứu cho rằng đây vẫn được coi là nguyên nhân có thể gây nám da. Căng thẳng khiến cơ thể tăng hormone cortisol, do đó có thể ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể. Vì vậy, hãy thoải mái với bản thân và cả làn da của mình.
Các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp nằm ở vùng dưới cổ và đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống nội tiết của cơ thể. Sản phẩm bài tiết của tuyến giáp là thyroxine, đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động bình thường của nhiều tế bào trong cơ thể, bao gồm cơ bắp, tim, hệ tiêu hóa, tóc và cả làn da. Theo đó, trong số những bệnh nhân bị tăng sắc tố da có tới 20,3% bị rối loạn chức năng tuyến giáp.