Giỏ hàng
NHẬN DIỆN 7 “KẺ CẮP ĐỘNG LỰC” VÀ CÁCH LẤY LẠI NĂNG LƯỢNG TƯƠI MỚI

NHẬN DIỆN 7 “KẺ CẮP ĐỘNG LỰC” VÀ CÁCH LẤY LẠI NĂNG LƯỢNG TƯƠI MỚI

Ngày: 24-06-2021 đăng bởi: THANH THIÊN

Động lực có thể khiến bạn dời núi, lấp biển. Nhưng có rất nhiều kẻ rình rập khiến bạn mất động lực. Điểm mặt chúng ngay nhé.

Động lực là trung tâm của sự sáng tạo, năng suất và hạnh phúc, là nguyên nhân khiến chúng ta hành động; và khi chúng ta hành động, chúng ta phát triển và thay đổi, chúng ta cảm thấy sự thành công, cảm thấy mạnh mẽ thông qua việc góp phần thay đổi thế giới xung quanh mình. Những điều đó mang lại mục đích và hạnh phúc cho cuộc sống của chúng ta.

Hầu hết chúng ta chỉ có một quan niệm về động lực, có nghĩa là bất cứ khi nào bạn không có động lực, bạn cho rằng mình đang vật lộn với cùng một vấn đề. Tuy nhiên, mất động lực là một phạm trù rộng, với nhiều biến thể. Khi bạn chỉ có một khái niệm, bạn sẽ áp dụng cùng một chiến lược. Đối với nhiều người, các chiến lược đó như sau: đặt mục tiêu, nỗ lực hơn, tạo ra trách nhiệm để ràng buộc bản thân.

Vậy nên dưới đây là 10 “kẻ đánh cắp động lực” và các chiến lược giúp bạn tìm lại ngọn lửa của mình:

1. Nỗi sợ hãi khiến bạn mất động lực

Khi bạn sợ hãi, ngay cả khi bạn đang đi theo hướng mục tiêu dẫn đường, một phần trong bạn vẫn dùng dằng, níu kéo bạn. Khi nỗi sợ hãi làm bạn do dự, điều này có thể có lợi cho bạn, nhưng đôi khi nỗi sợ hãi dựa trên trí tưởng tượng của bạn chứ không phải dựa trên đánh giá chính xác về những rủi ro trong thực tế. Nếu nỗi sợ hãi của bạn đủ lớn, một nửa trong bạn hào hứng muốn tiến về phía trước, một nửa muốn giữ an toàn cho bạn. Kết quả là bạn không thể dung hòa cả hai.

2. Mục tiêu sai

Chúng ta có hai phần: bản ngã cơ bản và bản thân xã hội. Bản ngã cơ bản là phần tự phát, sáng tạo và vui tươi, phần biết điều gì là quan trọng nhất. Bản ngã xã hội là phần bạn đã phát triển kể từ ngày bạn sinh ra, bắt bạn làm việc chăm chỉ để được an toàn bằng cách tuân theo các quy tắc.

Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thông điệp ăn nhập vào bản ngã xã hội, vì chúng ta muốn gây ấn tượng với người khác. Bạn mất động lực vì bạn đang đặt mục tiêu hoàn toàn dựa trên những gì bản ngã xã hội của bạn mong muốn và điều này đang kéo bạn ra khỏi định hướng bản ngã cơ bản muốn bạn thực hiện.

3. Sự thiếu rõ ràng

Khi bạn không rõ ràng và ý thức những gì bạn muốn, bức tranh về tương lai của bạn sẽ rất mơ hồ. Chúng ta thích những gì quen thuộc, vì vậy chúng ta chống lại những gì lạ lẫm và mơ hồ, đồng thời tái tạo những gì quen thuộc. Nếu bạn không rõ ràng về mục tiêu, bạn sẽ thiếu động lực vì bạn muốn ở lại với thực tế quen thuộc hiện tại của mình.

4. Mâu thuẫn giá trị

Giá trị là những gì quan trọng trong cuộc sống bạn. Mâu thuẫn về giá trị xảy ra khi bạn có hai hoặc nhiều giá trị nhưng bạn không thể đáp ứng tất cả các giá trị đó trong một tình huống cụ thể. Mâu thuẫn này kéo bạn theo nhiều hướng khác nhau. Bạn có thể có động lực ngắn ngủi để làm việc gì đó và sau đó mất động lực và bắt đầu làm việc khác, hoặc động lực của bạn có thể cạn kiệt hoàn toàn vì bạn tiêu hao năng lượng để giải quyết mâu thuẫn.

5. Sự thiếu tự chủ

Chúng ta có một trung tâm ra quyết định trong não và phần này của chúng ta cần được luyện tập. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trung tâm ra quyết định trong não này kém phát triển ở những người bị trầm cảm và nếu bạn thực hành sử dụng phần này của não và đưa ra quyết định, thì có thể tránh trầm cảm.

Quyền tự chủ để quyết định những gì chúng ta làm, khi nào, cách thức làm và làm với ai là điều cốt lõi khơi dậy và duy trì động lực, sự sáng tạo và năng suất.

6. Sự thiếu thử thách

Thử thách là một thành phần quan trọng để tạo động lực. Chúng ta cần đối mặt với những thách thức vừa sức liên tục để thành thạo các kỹ năng mới. Thử thách quá lớn và nỗi sợ hãi trở nên quá lớn làm mất đi động lực (xem điểm 1), và nếu thách thức quá nhỏ, chúng ta sẽ nhanh chóng chán nản.

7. Sự mơ hồ về bước kế tiếp

Mục tiêu cuối cùng của bạn có thể tốt đẹp và rõ ràng, nhưng nếu bạn không dành thời gian để chia nó thành những mục tiêu nhỏ hơn, bạn sẽ gặp khó khăn, bối rối và không có động lực hành động. Nếu bạn thường lo lắng rằng mình không biết phải làm gì tiếp theo và không có kế hoạch rõ ràng, thì đây có thể là thủ phạm đánh cắp động lực.

Tóm lại, không có chiến lược hữu ích nào để áp dụng cho mọi trường hợp bị mất động lực. Vì vậy, để đối phó hiệu quả, chị em cần với nhận diện được gốc rễ của vấn đề. Chúc bạn luôn giữ vững động lực, tìm lại chúng nếu lỡ đánh mất và thành công trong mọi lĩnh vực.