Mụn trứng cá là dạng bệnh da liễu thường gặp ở trong độ tuổi sinh sản. Trứng cá có hình thành do sự hoạt động của tuyến bã nhờn. Theo tuổi tác, tình trạng trứng cá sẽ không còn xuất hiện tức là tuổi càng cao thì nguy cơ bị trứng cá sẽ càng giảm. Tuy nhiên, khi bị trứng cá bạn cần cảnh giác bởi nguy cơ để lại sẹo là rất cao và sẹo do mụn trứng cá để lại sẽ khó có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Để có thể điều trị mụn trứng cá an toàn bạn chắc chắn sẽ phải có phác đồ chuẩn y khoa. Mỗi loại trứng cá khác nhau sẽ có các cách chữa trị khác nhau, mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ có các phác đồ điều trị riêng. Chính vì thế, bạn cần phân loại mụn trứng cá một cách cụ thể ngay từ hôm nay.
1. Các loại mụn trứng cá thường gặp
Mụn trứng cá thường xuất hiện và được nhận biết với các dạng như sau:
1. Mụn đầu đen
Mụn trứng cá đầu đen hay mụn trứng cá mở là dạng mụn thường gặp nhất và nó thường hiện diện ở vùng mũi, vùng chữ T trên khuôn mặt. Mụn đầu đen hình thành do hỗn hợp của bã nhờn dư thừa cộng thêm bụi bẩn và các tế bào chết gây nên và nó nằm trên bề mặt da. Mụn làm lỗ chân lông nhìn to hơn và khi tiếp xúc với môi trường nên bị oxy hóa làm cho phần đầu có màu đen
Nhân mụn trứng cá đầu đen thường là hạt cứng và khi già sẽ đẩy lên trên bề mặt da một cách dễ dàng. Dạng mụn này thường không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ bởi khó hình thành sẹo trên da nhưng nó khiến lỗ chân lông của bạn to hơn rất nhiều và khi này bạn sẽ gặp khó khăn trong chăm sóc da.
2. Mụn trứng các dạng cám
Mụn cám nằm ở sâu bên trong về mặt da và nó hình thành do sự kết hợp của bã nhờn, vi khuẩn và tế bào chết nằm xung quanh nang lông. Kích thước mụn rất nhỏ và số lượng mụn cám sẽ rất nhiều. Mụn mọc thành từng cụm và tập trung nhiều ở vùng cánh mũi hoặc cằm. Nếu nặn sẽ thấy các sợi màu trắng nhỏ và dài chứ không có nhân cứng như mụn đầu đen hay đầu trắng.
3. Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng hay mụn trứng cá đóng, nhân mụn được bao phủ bởi da. Do vậy nó có màu trắng da nhân mụn không bị tiếp xúc với không khí nên sẽ không gây ra tình trạng oxy hóa. Muốn điều trị mụn trứng cá đầu trắng bạn sẽ cần lấy nhân mụn đúng cách và có phác đồ chuẩn y khoa.
4. Mụn trứng cá dạng ẩn dưới da
Loại mụn này rất khó nhìn thấy nhân mụn và đầu mụn bởi nó nằm sâu dưới da của bạn. Thường thì dấu hiệu nhận biết mụn ẩn chỉ là việc nổi cộm lên thành đốm đỏ nằm sâu dưới da. Mụn ẩn hình thành sau mụn bị viêm tạo thành. Đây là dạng trứng cá có khả năng gây viêm nếu như dùng tay chạm vào. Nguy cơ biến chứng thành mụn mủ là rất cao nếu bạn lấy nhân mụn không đúng cách.
5. Mụn mủ – mụn viêm
Mụn mủ, mụn viêm gần như là dạng mụn trứng cá nặng nhất và có nguy cơ hình thành sẹo vĩnh viễn trên da. Mụn mủ nhìn giống mụn đầu trắng với vòng màu đỏ bao quanh mụn và mụn sẽ gây sưng. Bên trong mụn thường có chứa dịch mủ nên thường có màu vàng hoặc trắng. Nếu dùng tay chạm vào sẽ có cảm giác đau nhức.
Với những người bị trứng cá dạng này bạn chắc chắn không được nặn mụn cho đến khi mụn thật già. Khi đó mụn sẽ có phần nhân mụn màu trắng xuất hiện rõ. Bên cạnh đó, cần chú ý đến việc vệ sinh da mặt sạch sẽ và không sờ tay lên trên mặt để tránh gây sưng viêm nghiêm trọng hơn.
6. Mụn bọc nguy hiểm
Mụn bọc là dạng mụn trứng cá nguy hiểm nhất và nó hình thành trên da theo từng ổ ba bốn nang lông bị viêm. Bên trong mụn bọc chứa đầy mủ màu trắng hoặc vàng, xung quanh mụn được bao bọc bằng một viền đỏ. Mụn bọc khi đến giai đoạn chín già thường phát triển rất to và căng như bóng nước, chạm tay vào sẽ thấy rất đau. Nguy cơ viêm nhiễm sẽ rất cao…
2. Chăm sóc da mụn trứng cá như thế nào?
Mỗi loại mụn trứng cá đều để lại những nguy hại riêng cho làn da. Trong đó, dạng mụn mủ và mụn bọc là nghiêm trọng nhất bởi khả năng viêm sẽ rất cao và nguy cơ hình thành sẹo vĩnh viễn trên da luôn tiềm ẩn bên cạnh.
Tuy nhiên, mụn trứng cá có thể được điều trị khỏi với các phác đồ riêng. Cách tốt nhất để chúng ta có thể kiểm soát sự phát triển của mụn chính là giữ vệ sinh da thật sạch hàng ngày bằng cách rửa mặt, tẩy da chết, tẩy trang để giúp loại bỏ bã nhờn dư thừa và các loại mỹ phẩm tồn đọng trên da. Đừng tự ý điều trị mụn trứng cá tại nhà nếu như không hiểu đúng về chúng và chưa có sự chỉ định của các bác sĩ.
Với các trường hợp bị mụn trứng cá lâu ngày, bị mụn trứng cá tái phát và có dấu hiệu biến chứng sưng viêm bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kết hợp điều trị ánh sáng sinh học, thuốc thoa, thuốc uống… Hiệu quả trị mụn trứng cá sẽ tùy vào cơ địa của bạn đấy nhé. Do đó, cần thật kiên trì và tuân thủ ý kiến của bác sĩ để sớm có một làn da đẹp như da em bé nhé.