1 Sâm tố nữ là gì?
Sâm tố nữ được đặt tên khoa học là Pueraria Mirifica hay còn được gọi là củ sắn dây tròn, là một loài thực vật thường mọc ở các vùng rừng núi phía Bắc và Đông Bắc thái lan, trên độ cao từ 300m tới 800m.
Loại thực vật dây leo này có lá cây hình chân vịt, hoa 5 cánh màu tím. Phần củ thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, Phần vỏ có màu nâu sần sùi và có nhiều lỗ nhỏ.
Cây sâm tố nữ thường được dùng trong Đông Y, không chỉ là nguyên liệu làm đẹp cho phụ nữ, mà còn dùng để bào chế thuốc chữa trị được một số bệnh khác.
2.Sâm tố nữ có tác dụng gì?
Sâm tố nữ được biết đến là một loại thảo dược có tác dụng tốt trong việc làm đẹp cho nữ giới. Dược liệu này từng được nhiều chị em phụ nữ tin dùng để giúp điều tiết nội tiết tố, phòng ngừa nám, tàn nhang, mụn, làm săn chắc và nở nang vòng một, cải thiện nhu cầu sinh lý.... Vậy sâm tố nữ có tác dụng gì và sâm tố nữ có tốt không?
1. Đặc điểm sâm tố nữ
Phần củ có nhiều kích thước khác nhau, bên trong có màu trắng. Ăn củ sâm tố nữ tươi có thể bị chóng mặt hoặc đau đầu.
Sâm tố nữ được tìm thấy nhiều ở những vùng đồi núi phía bắc Thái Lan. Ngoài ra, cây sâm tố nữ còn phân bố nhiều ở các khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Củ sâm tố nữ thường được thu hoạch vào tháng 10 – 12.
Các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất 17 hợp chất hóa học trong sâm tố nữ có hoạt tính sinh học giống estrogen. Tất cả các chất này đều là phytoestrogen có cấu trúc tương tự như 17 β-estradiol.
2. Sâm tố nữ có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại, sâm tố nữ có các tác dụng như sau:
- Miroestrol, phytoestrogen có trong sâm tố nữ có hoạt tính estrogen tương tự như estriol, được coi là estrogen an toàn nhất. Đặc biệt phytoestrogen trong sâm tố nữ không gây độc tế bào. Vì vậy sâm tố nữ giúp cải thiện các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ như bốc hỏa, khó ngủ,... mà không gây hại cho gan, thận.
- Loãng xương và gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Mặc dù liệu pháp thay thế hormone có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ gãy xương, nhưng lại có nhiều tác dụng phụ đáng lo ngại. Các phytoestrogen trong sâm tố nữ hoạt động như estrogen, nó giúp tăng cường biểu hiện của ALP và collagen loại I trong nguyên bào xương, qua đó có thể thúc đẩy sự hình thành xương, giảm loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương.
- Ở phụ nữ sau mãn kinh, mô âm tạo bị teo, mỏng, giảm tiết dịch âm đạo và tăng pH, khiến cho chị em phụ nữ dễ mắc bệnh viêm âm đạo, khô âm đạo, gây ngứa, rát và kích ứng. Hầu hết các trường hợp teo âm đạo đều là do suy giảm nồng độ estrogen nội sinh. Phytoestrogen trong sâm tố nữ giúp tạo biểu mô âm đạo và sản xuất glycogen. Vi khuẩn Lactobacillus sử dụng glycogen có thể sinh sôi ở âm đạo, làm giảm độ pH âm đạo mà không giảm nồng độ LH trong huyết tương và không gây đỏ da.
Phần rễ củ sâm tố nữ có vị ngọt, cay, tính bình, đi vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải cơ, thoái chẩn, thăng dương, chỉ tả. Hoa của cây sâm tố nữ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc rượu.
Sâm tố nữ được y học dân gian Thái Lan sử dụng như một vị thuốc cải lão ở cả nữ giới và nam giới giúp trẻ hóa, cải thiện các chứng mãn kinh ở nữ giới như suy giảm ham muốn tình dục, tâm lý thất thường, sạm da, nám da, da khô.
Dựa trên các nghiên cứu hiện có, liều lượng sâm tố nữ an toàn trong chế độ ăn uống cho người là 1-2 mg/kg cân nặng/ngày hoặc khoảng 50 - 100mg/ngày.
Chị em phụ nữ thường sử dụng củ sâm tố nữ để đắp mặt hoặc sắc lấy nước uống. Ngày nay, đã có sẵn nhiều sản phẩm bào chế sâm tố nữ ở dạng viên nén, chiết xuất, kem, thuốc xịt và dạng bột có thể thêm vào các chế phẩm thuốc hoặc thảo mộc khác với liều lượng khác nhau.
Sâm tố nữ là một dược liệu tốt, tuy nhiên việc sử dụng với liều cao hơn 200 mg/kg cân nặng/ngày sẽ gây tăng sinh tế bào trong tuyến vú. Nếu sử dụng trong thời gian ngắn có thể làm tăng trọng lượng tử cung, giãn nở, gây xuất huyết và viêm thành tử cung. Nếu dùng liều lượng này kéo dài có thể gây ung thư nội mạc tử cung, tuyến vú. Việc sử dụng sâm tố nữ cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.