Giỏ hàng
Cách tẩy tế bào chết an toàn cho từng loại da

Cách tẩy tế bào chết an toàn cho từng loại da

Ngày: 30-11-2023 đăng bởi: My love

1. Lợi ích của việc tẩy tế bào chết 

Tẩy tế bào chết là cách loại bỏ các tế bào da chết từ các lớp bên ngoài của da. Đây là phương pháp giúp cải thiện tình trạng da khô hoặc da xỉn màu và mang lại nhiều lợi ích khác như: 
  • Loại bỏ tế bào da chết 
  • Cải thiện lưu thông máu 
  • Khuyến khích làn da thay đổi, mang lại làn da trắng sáng hơn 
  • Hấp thụ kem dưỡng ẩm và huyết thanh tốt hơn. 
Có nhiều phương pháp khác nhau để tẩy da chết. Tùy thuộc vào loại da của từng người mà có những biện pháp và tần suất tẩy tế bào chết khác nhau. Ví dụ, một số chất tẩy tế bào chết hóa học có thể mạnh có thể sẽ ít hơn. Thông thường, tẩy tế bào chết cho da khoảng 1-2 lần/ tuần là đủ để mang lại hiệu quả cho làn da khô. Trong trường hợp da nhờn có thể cần tẩy da chết thường xuyên hơn. Tránh tẩy tế bào chết quá nhiều vì nó có thể dẫn đến mẩn đỏ và kích ứng. 
Đối với một số tình trạng da nhất định như bệnh rosacea không được khuyến khích. Đặc biệt, bạn nên ngừng tẩy tế bào chết cho da nếu như da bị mẩn đỏ, viêm, bong tróc hoặc kích ứng. Tránh tẩy da chết nếu như bạn cũng sử dụng một số loại thuốc hoặc sản phẩm, thuốc điều trị mụn, bao gồm retinol và benzoyl peroxide,... 

2. Các biện pháp được sử dụng để tẩy da chết 

Có nhiều biện pháp và công cụ khác nhau để tẩy tế bào chết cho da. Trong đó, bàn chải và máy tẩy tế bào chết trên mặt là một hình thức tẩy da chết cơ học hoặc vật lý, acid và chất lột da là hình thức tẩy da chết hóa học. 
2.1 Biện pháp vật lý 
Những biện pháp cơ học hoặc vật lý được sử dụng trong tẩy tế bào da chết bao gồm: 
  • Bàn chải tẩy tế bào chết: thường là bàn chải lông mềm, được sử dụng trên mặt hoặc cơ thể để loại bỏ các lớp tế bào chết trên da. Một số được thiết kế để chải khô. Bên cạnh đó có những loại có thể được sử dụng kèm theo với sữa rửa mặt hoặc sữa tắm. 
  • Miếng bọt biển tẩy da chết: là cách tẩy tế bào chết cho da nhẹ nhàng hơn. Có thể tạo bọt bằng miếng bọt biển tẩy tế bào chết bằng nước ấm kết hợp với sữa rửa mặt, xà phòng hoặc sữa tắm. 
  • Găng tay tẩy tế bào chết: nếu bạn thấy bàn chải hay bọt biển khó kẹp, bạn có thể sử dụng găng tay. Khi tắm hãy tạo bọt với sữa tắm hoặc xà phòng. Chúng có thể hiệu quả đối với các vùng da rộng như tay hoặc chân. 
  • Massage: sử dụng những chuyển động tròn, nhẹ nhàng trên da khi tẩy tế bào chết sẽ giúp lưu thông tuần hoàn tốt hơn.
2.2 Biện pháp hóa học 
Những loại hóa chất được sử dụng trong tẩy tế bào da chết bao gồm: 
  • Acid alpha-hydroxy: ví dụ về acid alpha-hydroxy bao gồm acid glycolic, lactic, tartaric và citric. Sản phẩm này hoạt động bằng cách phá vỡ các liên kết giữ các tế bào da chết và xỉn màu trên bề mặt da. Điều này sẽ giúp loại bỏ các hạt tế bào chết trên da một cách tự nhiên. 
  • Acid beta-hydroxy: ví dụ về acid beta-hydroxy bao gồm beta hydroxyl và acid salicylic thường được sử dụng cho da bị mụn. 

3. Cách tẩy tế bào chết an toàn theo từng loại da 

Khi tẩy tế bào chết cho da bằng phương pháp cơ học thì điều quan trọng là phải thực hiện nhẹ nhàng. Bạn có thể thực hiện chuyển động tròn nhỏ bằng ngón tay để tẩy tế bào chết, hoặc sử dụng dụng cụ tẩy tế bào chết mà bạn lựa chọn. Nếu bạn sử dụng cọ, hãy tạo những đường nét ngắn và nhẹ lên trên vùng da. Tẩy tế bào chết trong khoảng 30 giây và sau đó rửa sạch bằng nước ấm và không quá nóng hay quá lạnh. Tránh tẩy tế bào chết nếu trên da có những vết cắt, vết thương hở hoặc bị cháy nắng. Thoa kem dưỡng ẩm có chứa thành phần chống nắng sau khi tẩy tế bào chết. 
3.1 Da khô 
Đối với tình trạng da khô ráp hoặc bong tróc thì việc tẩy tế bào chết là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, không nên lựa chọn phương pháp cơ học để tẩy da chết trên tình trạng da khô. Bởi vì quá trình này đang làm khô da và có thể dẫn đến các vết thương nhỏ. Acid alpha-hydroxy có hiệu quả đối với da khô. 
Sản phẩm axit glycolic được khuyến khích sử dụng cho làn da khỏe mạnh, nó giúp loại bỏ các tế bào chết bám trên bề mặt da và. Theo đó, bạn hãy thoa kem chống nắng và sữa dưỡng ẩm sau khi sử dụng axit glycolic, nhằm tránh cho da dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. 
3.2 Da nhạy cảm 
Tình trạng da nhạy cảm không nên sử dụng các phương pháp tẩy da chết cơ học đặc biệt là chà xát quá mạnh. Bởi vì sẽ gây kích ứng cho da thêm trầm trọng và có thể dẫn đến mẩn đỏ. Sử dụng sản phẩm tẩy da chết bằng phương pháp hóa học và kèm theo các động tác massage nhẹ nhàng sau đó dùng khăn lau sạch. Đối với những làn da có mụn trứng cá, bạn cũng có thể thử lột da bằng axit salicylic tại các phòng khám chuyên khoa da liễu. 
3.3 Da dầu 
Da dầu hoặc da dày hơn có thể áp dụng phương pháp tẩy tế bào da chết bằng phương pháp cơ học. Tình trạng da nhờn có thể có thêm một lớp tích tụ trên bề mặt, vì vậy việc tẩy tế bào da chết bằng tay có thể loại bỏ được và đem lại hiệu quả cao. Massage nhẹ nhàng, thoa đều sản phẩm tẩy tế bào da chết theo chuyển động tròn để có kết quả tốt nhất.
3.4 Da thường 
Tình trạng da thường là khi không có tình trạng kích ứng, hay dấu hiệu bất thường, vì thế bạn có thể lựa chọn bất kỳ phương pháp tẩy da chết nào. Các phương pháp tẩy tế bào da chết bằng hóa học hay cơ học đều an toàn cho loại da này. Bạn có thể cần thử nghiệm nhiều phương pháp tẩy da chết khác nhau để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với làn da của mình. 
3.5 Da hỗn hợp 
Đối với tình trạng da hỗn hợp có thể cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác như bao gồm tẩy da chết cơ học và hóa học. Nếu da bạn cảm thấy khô sau khi tẩy da chết, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau đó. 

4. Cách tẩy tế bào chết theo từng bộ phận 

Hãy thận trọng khi tẩy tế bào da chết cho những vùng da nhạy cảm trên cơ thể, trong đó bao gồm cả vùng mặt. Tẩy tế bào chết ở những vùng nhạy cảm quá thường xuyên có thể dẫn đến những biến chứng như khô, mẩn đỏ và ngứa ngáy. Vì vậy, cần có biện pháp tẩy tế bào da chết phù hợp theo từng bộ phận như sau: 
4.1. Khuôn mặt 
Loại chất tẩy da chết để sử dụng cho da mặt của bạn tùy thuộc vào loại da của bạn. Cách tẩy tế bào da chết bằng phương pháp cơ học cho khuôn mặt của bạn bằng hỗn hợp tẩy tế bào chết bao gồm: 
  • Thoa nhẹ nhàng lên da bằng ngón tay. 
  • Xoa theo chuyển động tròn, nhỏ. 
  • Rửa sạch bằng nước ấm. 
Đối với sản phẩm tẩy da chết hóa học ở dạng lỏng, hãy dùng bông hoặc khăn mặt thoa lên. Làm việc với bác sĩ da liễu để xác định loại tẩy tế bào da chết nào an toàn cho da của bạn. 4.2. Tay và chân 
Để tẩy tế bào da chết cho cánh tay và chân, cách hiệu quả nhất là sử dụng bàn chải, miếng bọt biển hoặc găng tay. Điều này có thể giúp loại bỏ nhanh các tế bào da chết và tăng kích thích tuần hoàn. 
Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào da chết toàn thân được mua tại hiệu thuốc gần nhà hoặc trên mạng xã hội. Khi sử dụng bạn hãy tạo bọt trong lúc tắm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử phương pháp chải khô.
4.3. Bàn chân và bàn tay 
Hiện nay trên thị trường có sẵn các sản phẩm tẩy tế bào chết cho bàn chân và bàn tay. Bạn cũng có thể sử dụng đá bào để tẩy tế bào chết cho chân, đặc biệt vùng gót chân. 
4.4. Vùng mu 
Tẩy da chết vùng bikini và vùng mu có thể sử dụng xơ mướp hoặc bàn chải cơ thể. Bạn hãy thực hiện điều này dưới vòi sen nước ấm để làm mềm da trước, sau đó nhẹ nhàng chà và rửa kỹ sau đó. 
Tẩy tế bào chết là một phương pháp giúp loại bỏ các tế bào chết trên da, giúp da sáng hơn, cải thiện tình trạng da khô xỉn màu. Có nhiều phương pháp tẩy tế bào chết như phương pháp hóa học, cơ học vật lý,... 
Tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng loại da như da dầu, da khô, da nhạy cảm,... và tình trạng da hiện tại sẽ có những cách tẩy da chết khác nhau. Vì vậy, bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được tư vấn và lựa chọn phương pháp tẩy da chết an toàn cho bản thân nhằm đem lại hiệu quả cao nhất nhé.