Giỏ hàng
12 THỰC PHẨM CẦN TRÁNH TRONG THỰC ĐƠN CỦA NAM GIỚI TUỔI 40

12 THỰC PHẨM CẦN TRÁNH TRONG THỰC ĐƠN CỦA NAM GIỚI TUỔI 40

Ngày: 12-11-2021 đăng bởi: THANH THIÊN

Nhiều thực phẩm không lành mạnh như chúng ta nghĩ, đặc biệt khi ở 40 tuổi. Cùng Thanh Thủy nhận diện 40 thực phẩm cần tránh trong bữa ăn hằng ngày nhé!

Ở tuổi 20, bạn có thể tiệc tùng thoải mái mà vẫn không tăng cân đáng kể. Nhưng ở độ tuổi 40 thì sao? Chà, nếu bạn không thay đổi thói quen ăn uống, đừng ngạc nhiên khi con số trên cân tăng dần đều. Chưa kể, việc đạt được một vóc dáng săn chắc, phong độ không còn dễ như trước nữa. Đó là lý do tại sao việc theo dõi chế độ ăn uống của ta rất quan trọng. Ở tuổi này, các loại thực phẩm làm bạn tăng cân còn khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, huyết áp cao và tiểu đường. 

Do đó mọi người hãy cùng Thu Thủy đi tiềm hiểu xem những thực phẩm cần tránh trong thực đơn của nam giới ở tuổi 40 này nhé.

12 món ăn dành mà các bạn cần lưu ý.

1. Thực phẩm cần tránh: Thức ăn nhanh

Trong một nghiên cứu kéo dài 15 năm với 3.000 người, những người ăn đồ ăn nhanh hơn hai lần một tuần đã bị kháng insulin với tốc độ gấp đôi so với những người không ăn thức ăn nhanh. Kháng insulin làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường týp 2.

2. Thực phẩm cần tránh: Các loại mì ăn liền

Mì ăn liền có lẽ là món ăn yêu thích của bạn từ bé, nhưng bây giờ đã đến lúc bạn giã từ món ăn này vì chúng chứa rất nhiều natri và carb – hai chất tồi tệ nhất cho sức khỏe và vòng eo của bạn.

 

3. Thực phẩm không chứa gluten

Trừ khi bạn mắc bệnh celiac (nhạy cảm với gluten), không có lý do gì để bạn loại bỏ các sản phẩm lúa mì khỏi chế độ ăn uống. Nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ giúp giảm cân, cân bằng lượng đường trong máu và hỗ trợ vi khuẩn tốt trong ruột.

4. Thực phẩm cần tránh: Cá nuôi

Không giống như cá đánh bắt tự nhiên, cá nuôi chứa hàm lượng axít béo omega-6 gây viêm cao hơn. Giữ cho mức omega-3 và omega-6 của bạn được cân bằng sẽ mang lại các lợi ích sức khỏe. Do đó hãy lựa chọn thủy hải sản tự nhiên.

5. Đồ nướng than

Nướng là một cách chế biến món ăn nhanh và dễ, nhưng nếu quan tâm đến sức khỏe của mình, bạn nên hạn chế đồ nướng. Bít tết nướng và các loại thịt khác ở nhiệt độ cao trên lửa có thể tạo ra các amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng. Những hóa chất gây hại có thể làm đột biến ADN và tăng nguy cơ ung thư.

6. Bơ thực vật 

Hầu hết các loại bơ thực vật đều chứa chất béo bão hòa và dầu chế biến gây tắc động mạch. Nhưng tệ hơn nữa, nhiều thương hiệu bơ thực vật sử dụng propylene glycol, một hợp chất tổng hợp, có thể làm tăng mức cholesterol và gây tăng cân. Để lành mạnh hơn, hãy dùng bơ làm từ sữa hoặc thay thế bằng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu và dầu dừa.

7. Chất làm ngọt nhân tạo

Mặc dù chất làm ngọt nhân tạo không thêm calorie vào chế độ ăn uống của bạn, chúng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn đồ ngọt hơn. Những chất làm ngọt như aspartame, sucralose và stevioside thực sự có thể dẫn đến tăng cân, tiểu đường và các tình trạng sức khỏe khác. Nếu bạn muốn làm ngọt một cách thông minh, hãy thay thế đường bằng sirô cây thích mật ong thô hoặc táo không đường.

8. Màu thực phẩm

Các loại màu thực phẩm nhân tạo mà bạn thấy trong nhiều loại bánh nướng, kẹo và các thực phẩm chế biến khác có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe. Mặc dù đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt, những loại màu này vẫn có thể chứa chất gây ung thư. Nếu bạn muốn thêm màu sắc trong thực phẩm của mình, hãy tìm những nguồn tự nhiên như nước củ cải đường, nước ép rau xanh hoặc ớt bột.

9. Dầu thực vật

Dầu nành, dầu ngô và dầu hạt bông có hàm lượng chất béo không bão hòa đa omega-6. Mặc dù axít béo này có thể tốt cho tim nếu bạn ăn ở mức độ vừa phải, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra sự mất cân bằng tiêu cực với axít béo omega-3. Để đảm bảo bạn có được cả hai loại, hãy dùng quả bơ hoặc dầu ô liu nguyên chất.

10. Mì ống trắng

Các loại ngũ cốc tinh chế đã tước bỏ các chất sơ và các chất dinh dưỡng khác để tạo ra một kết cấu mềm mại. Tuy nhiên, các loại ngũ cốc này cũng có hàm lượng đường cao, có nghĩa là chúng khiến lượng đường trong máu của bạn tăng và giảm nhanh chóng. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm tinh chế có thể dẫn đến tiểu đường và béo phì. Vì vậy, tốt nhất bạn nên thay mì ống trắng và bằng mì ống làm từ lúa mì hoặc đậu.

11. Sirô (syrup, nước đường)

Hãy cẩn thận, vì sirô bạn rưới lên bánh nướng có thể gây rắc rối cho hệ tiêu hóa. Các loại sirô thường được làm bằng sirô ngô có hàm lượng fructose – một loại đường có liên quan đến hội chứng chuyển hóa và tăng mỡ bụng. Thay vào đó, hãy dùng sirô cây thích, có chứa khoáng chất vi lượng.

Thu Thủy chúc mọi người một ngày mới vui vẻ!