Một giấc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Trên thực tế, giấc ngủ cũng quan trọng như việc ăn uống lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể dục. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, chẳng hạn như áp lực công việc....
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe con người
1: Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe
- Qua đồng hồ sinh học ở trên thì bạn cũng phần nào ý thức được tầm quan trọng của giấc ngủ. Việc bạn ngủ không đúng giờ, không đủ giấc, không đảm bảo chất lượng nghĩa là các giai đoạn bài độc trên sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý như mất ngủ, thiếu ngủ, bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường, tăng huyết áp, tăng nguy cơ ung thư, suy giảm trí nhớ,…Đối với sức khỏe tinh thần, giấc ngủ là liều thuốc vô giá. Ngủ không đủ giấc khiến bạn luôn cảm thấy uể oải, thiếu sức sống, chẳng có động lực để làm gì cả. Đây là tiền đề dẫn đến căn bệnh trầm cảm.
2: Ngủ muộn khiến da nhanh lão hóa
- Ngủ muộn sẽ khiến cho quá trình giải độc cơ thể bị rối loạn. Chất độc tích tụ trong cơ thể gây nóng trong người, khiến da nổi mụn, sần sùi. Bên cạnh đó, các hormone sinh trưởng sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi ngủ sâu. Mỹ phẩm sử dụng trong các bước chăm sóc da hằng ngày sẽ phát huy công năng vào lúc này. Vì vậy, nếu bạn không đủ quan tâm đến giấc ngủ thì có dưỡng da bao nhiêu cũng vô dụng.
Đối với trẻ đang trong giai đoạn phát triển, chất lượng ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt là chiều cao và thể lực. Thiếu ngủ còn khiến bạn tăng cân mất kiểm soát. Và vô vàn hệ lụy nghiêm trọng như: khô mắt, giảm thị lực, đau mỏi cơ, ù tai, chóng mặt, hay nóng nảy, ăn uống không ngon miệng, giảm khả năng tập trung,…
3: Ngủ kém làm gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể
Giấc ngủ có thể có ảnh hưởng lớn đến tình trạng viêm trong cơ thể bạn. Thực tế, mất ngủ được biết đến là yếu tố là kích hoạt các dấu hiệu của tình trạng viêm và tổn thương tế bào. Giấc ngủ kém có liên quan mạnh mẽ đến tình trạng viêm đường tiêu hóa kéo dài, trong các rối loạn được gọi là bệnh viêm ruộc .Giấc ngủ kém có liên quan mạnh mẽ đến các bệnh viêm ruột và có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Các nhà nghiên cứu thậm chí còn dựa vào việc đánh giá giấc ngủ để giúp dự đoán kết quả điều trị ở những người có vấn đề viêm nhiễm lâu dài.
4: Giấc ngủ ảnh hưởng đến cảm xúc và tương tác xã hội
Mất ngủ làm giảm khả năng tương tác xã hội. Những người ngủ kém sẽ bị giảm khả năng nhận ra những biểu hiện của sự tức giận và hạnh phúc. Các nhà nghiên cứu tin rằng giấc ngủ kém ảnh hưởng đến khả năng nhận biết các tín hiệu và xử lý thông tin liên quan đến cảm xúc. Thiếu ngủ có thể làm giảm các kỹ năng xã hội và khả năng nhận biết các biểu hiện cảm xúc của mọi người.
5: Ngủ ngon có thể tối đa hóa hiệu suất hoạt động thể thao
Ngủ ngon được chứng minh có khả năng tăng cường hiệu suất thể thao. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở những người chơi bóng rổ, giấc ngủ dài được chứng minh là cải thiện đáng kể tốc độ, độ chính xác, thời gian phản ứng và sức khỏe tinh thần.Thời gian ngủ ít hơn cũng có liên quan đến hiệu suất tập thể dục kém và hạn chế khả năng hoạt động ở phụ nữ lớn tuổi. Một nghiên cứu được thực hiện với hơn 2.800 phụ nữ cho thấy thiếu ngủ có thể có liên quan đến việc đi bộ chậm hơn, giảm sự cân bằng và khó thực hiện các hoạt động độc lập hơn.
Tóm lại, cùng với chế độ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và giấc ngủ ngon là những yếu tố quan trọng nhất đối với sức khỏe của tất cả chúng ta. Chị em không thể đạt được sức khỏe tốt nhất nếu không biết cách chăm sóc cho giấc ngủ của mình.