Giỏ hàng
Nấm da đầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị nấm da đầu

Nấm da đầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị nấm da đầu

Ngày: 21-10-2022 đăng bởi: Thu Thủy

1.Nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là một bệnh da liễu thường gặp, gây ngứa ngáy và rụng tóc. Sau một thời gian nhiễm bệnh sẽ có những vảy nhỏ bong tróc,ở khu vực nhiễm bệnh hình thành các mảng lớn màu trắng rất khó chịu và mất thẩm mỹ. 
Trên da, bao gồm cả da đầu tồn tại rất nhiều loại nấm vô hại. Trong một số trường hợp, các loại nấm này có thể được cung cấp môi trường thuận lợi để phát triển và sinh sôi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm nấm. Nấm có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Tuy nhiên, nấm thường phổ biến ở móng tay, móng chân và trên da đầu.

2.Hậu quả của nấm da đầu

Nhiễm trùng nấm da đầu có thể cần một thời gian để chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh không có biện pháp khắc phục và điều trị hợp lý có thể dẫn đến tình trạng tích tụ vẩy da, tế bào chết. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên ngứa ngáy dẫn đến việc gãi, cào xước thường xuyên dẫn đến nhiễm trùng, còn có tên khoa học là Kerion.
Các biểu hiện cơ bản của Kerion bao gồm da đầu bị sưng phồng, chảy mủ màu vàng hoặc xanh nhạt, hình thành các vết nứt tạo điều kiện cho nấm chui vào da đầu, máu gây ra một số bệnh nguy hiểm khác, bao gồm cả ghẻ trên da đầu.

Cần lưu ý những tác hại khôn lường của nấm da đầu nếu không điều trị kịp  thời - Cách tránh lây lan bệnh nấm da đầu cho người thân - iCare Pharma

Ngoài ra, nấm da đầu kéo dài có thể dẫn đến việc hỏng hoặc suy yếu các nang tóc và gây rụng tóc. Điều này đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân suy tuyến giáp. Nấm da đầu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng hói đầu, nhiễm trùng da đầu, nhiễm trùng máu,… Do đó nếu nhận thấy dấu hiệu nấm da đầu, hãy thông báo cho bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn.

3.Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu (phổ biến là nấm Candida hoặc Dermatophytes) thường phát triển ở nơi ẩm ướt và ấm áp. Do đó những người vệ sinh da đầu kém, không gội đầu thường xuyên hoặc thích thay đổi kiểu tóc có nguy cơ nhiễm nấm da đầu rất cao. Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ quan khác cũng có thể gây ra nấm da đầu bao gồm:
  • Bệnh lý trong cơ thể.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh trong một thời gian tương đối dài.
  • Làm việc hoặc sinh sống trong môi trường hóa chất độc hại.
  • Có vết thương hoặc trầy xước trên da đầu.
  • Dùng chung khăn, lược hoặc mũ với những người có tiền sử nấm da đầu.
Ngoài ra, đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm da đầu cao hơn người khác, bao gồm:
  • Có hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Bệnh tiểu đường
  • Tuyến giáp hoạt động kém
  • Mang thai
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, Corticosteroid hoặc thuốc ngừa thai
  • Nhỏ hơn 5 tuổi hoặc lớn trên 55 tuổi
  • Mắc các bệnh viêm da khác

4.Dấu hiệu bệnh nấm da đầu

Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm da đầu bao gồm:
  • Phát ban đỏ hoặc tím trên da đầu. Mẩn đỏ có thể phát triển thành mụn nhọt, chứa mủ vàng hoặc trắng.
  • Xuất hiện vảy trắng và có thể bong ra tương tự như gàu.
  • Da đầu mềm, ẩm và nhờn rít.
  • Nếu tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể bị loét da. Tình trạng này đôi khi dẫn đến đau đầu, sốt, sưng các hạch bạch huyết trên cổ.
Da đầu bị ngứa và nổi mụn - Nguyên nhân và cách trị dứt điểm

5.Cách phân biệt nấm da đầu – gàu – vảy nến

Nấm da đầu, gàu và vẩy nến thường có các triệu chứng tương đối giống nhau. Điều này sẽ gây khó khăn có công tác chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt các bệnh này qua một số đặc điểm như sau:
  • Nấm da đầu: Xuất hiện nhiều mụn nước, đỏ, đau đớn trên da đầu. Nấm khiến da đầu luôn luôn ẩm ướt, nhờn rít và khó chịu.
  • Gàu: Là hiện tượng rối loạn da đầu khiến da đóng vảy trắng, rời ra thành từng mảng và bám trên tóc, vải áo,… Gàu là tình trạng tế bào da đầu thay mới quá nhanh do đó không lây sang người khác, cũng không gây đau hoặc nổi mụn nhọt.
  • Vẩy nến da đầu: Là tình trạng mãn tính được gây ra bởi một số vấn đề về hệ thống miễn dịch. Vẩy nến gây ra tình trạng bong tróc da màu đỏ hoặc màu bạc, khiến da đầu khô, ngứa ngáy, có cảm giác nóng rát và có thể làm rụng tóc.
Nói chung, nấm da đầu khiến da đầu ẩm ướt và nhờn rít. Vẩy nến da đầu lại khiến da khô làm bong tróc da màu bạc và đỏ trong khi gàu chỉ làm bong vảy màu trắng, không gây đau và không lây nhiễm.
Vảy nến da đầu là bệnh viêm da mãn tính có tính chất tự miễn, dễ nhầm lẫn nhất với nấm da đầu và khó điều trị dứt điểm nếu không có giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, vảy nến rất dễ lây lan từ da đầu xuống mặt cổ và toàn thân ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, thẩm mỹ, sức khỏe người bệnh.
Cho đến nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân cũng như cách chữa vảy nến triệt để. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy da đầu trong thời gian dài nhất, ít tái phát nhất.
  • Thuốc ngâm rửa: Kết hợp nhiều vị thuốc Nam quý như: Lá trầu không, Mò trắng, Ích nhĩ tử, Ô liên rô… Phát huy công dụng sát khuẩn, ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm, thông thoáng da, loại bỏ tình trạng ngứa ngáy, làm sạch da đầu, bong vảy tự nhiên, hết gàu. Chế phẩm ngâm rửa đặc biệt phù hợp với các trường hợp nấm da đầu,  nấm ngứa ngoài da.
  • Thuốc uống: Điều trị căn nguyên gây bệnh bên trong, tăng cường công năng giải độc cho gan, thận, khu phong, tán hàn, thanh nhiệt. Bài thuốc kết hợp các vị thuốc quý như: Bồ công anh, Tang bạch bì, Kim ngân hoa, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa…
  • Tinh chất Mật ong, Bí đao, Tang bạch bì, Thiên mã hồ cùng hàng chục vị thảo dược khác trong bài thuốc bôi dưỡng da, lành mọi tổn thương do nấm ngứa, vảy nến hay sừng da đầu, hồi phục và tái tạo da đầu tự nhiên.
Ngoài ra, nấm da đầu cũng có biểu hiện giống với sừng da đầu mặc dù hiếm gặp hơn Trong trường hợp bị á sừng da đầu các mảng da đầu bong tróc thường cứng hơn, dễ gây tổn thương cho da dầu dẫn đến đau ngứa, dễ chảy máu khi gãi.
phân biệt nấm da đầu – gàu – vẩy nến

6.Bệnh nấm da đầu có lây không?

Nấm da đầu hoặc các bệnh nhiễm nấm khác đều là bệnh lây truyền. Nhiễm nấm da đầu có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với da đầu với người hoặc động vật nhiễm nấm. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị nấm da đầu khi tiếp xúc với sàn nhà bẩn hoặc mặt đấu có chứa tế bào nấm.
Phòng thay đồ chung, vòi hoa sen, khăn tắm, lược chải tóc, mũ, quần áo,… cũng có thể mang bào tử nấm. Do đó, nếu bạn sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị nấm da đầu thì bạn có nhiều nguy cơ bị nhiễm nấm.
Ngoài ra, người bị nấm da đầu có thể bị rơi những mảnh da, vảy nhỏ có thể có chứa một lượng nhỏ tế bào nấm. Nấm có thể tồn tại trong môi trường một thời gian nhất định và gây nhiễm trùng nấm ở người khác.

7.Cách chẩn đoán bệnh nấm da đầu

Việc chẩn đoán nấm da đầu thường nhờ vào các triệu chứng và thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp nấm da đầu thường dễ bị nhầm lẫn với viêm da tiết bã, vẩy nến hoặc gàu.
Do đó, để xác nhận tình trạng bệnh bác sĩ thường gửi mẫu tóc hoặc một mảng da đầu nhỏ của người bệnh để phòng thí nghiệm. Mẫu thí nghiệm sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm các tế bào nấm.

8.Cách điều trị bệnh nấm da đầu

Hầu hết các trường hợp, tình trạng nấm da đầu có thể được điều trị dễ dàng thông qua các biện pháp tự nhiên, dầu gội kháng nấm hoặc thuốc không kê đơn.
1. Cách trị nấm da đầu tại nhà
Một số biện pháp tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị nhiễm nấm da đầu ngay tại nhà. Mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức về hiệu quả của các mẹo này, tuy nhiên nhiều người bệnh vẫn tin tưởng và áp dụng.

5 công dụng của dầu dừa và những lưu ý khi sử dụng | Hasaki.vn

Một số cách điều trị nấm da đầu dân gian bao gồm:
  • Giấm: Pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ bằng nhau sau đó massage lên da đầu. Giấm táo có đặc tính kháng nấm, giảm viêm và loại bỏ tế bào da chết.
  • Dầu dừa: Được cho là có tính kháng nấm và giúp cho tóc luôn khỏe mạnh. Người bệnh chỉ cần massage da đầu bằng dầu dừa nguyên chất trong 1 – 2 phút để dầu thấm sâu vào da đầu.
  • Tinh dầu tràm trà: Người bệnh có thể pha 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà vào 2 muỗng dầu dừa và ủ tóc trong 30 – 60 phút. Tình dầu tràm có tác dụng chống nấm và làm thay đổi màng bảo vệ của da.
  • Chanh trị nấm da đầu: Thêm 1 – 2 muỗng nước cốt chanh vào một cốc nước và thoa hỗn hợp này lên tóc trong 10 – 15 phút để điều trị nấm da đầu. Chanh có thể kháng khuẩn và tiêu diệt tế bào nấm.
Còn rất nhiều cách trị nấm da đầu dân gian tại nhà với nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên, người bệnh cần một thời dài và kiên trì để đạt hiệu quả điều trị. Do đó, nếu tình trạng này gây ra nhiều phiền toái, người bệnh có thể tham khảo những phương pháp dưới đây.
2. Dùng dầu gội trị nấm da đầu
Kem chống nấm hoặc dầu gội đặc trị nấm da đầu có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn các mẹo điều trị nêu trên. Biện pháp này có thể ngăn ngừa nấm xâm nhập vào các sợi tóc và tế bào da đầu. Tuy nhiên, dầu gội trị nấm không thể tiêu diệt nấm, sản phẩm chỉ làm sạch nấm và bào tử nấm trên da đầu.

Dầu Gội Trị Nấm Da Đầu Nizoral Và Thông Tin Cần Biết

Tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại dầu gội hoặc kem chống nấm phù hợp. Một số sản phẩm phổ biến bao gồm:
  • Dầu gội Selenium
  • Dầu gội Ketoconazole
  • Kem chống nấm Terbinafine
  • Dầu gội Nizoral trị nấm da đầu
  • Dầu gội Thái Dương
Sử dụng dầu gội trị nấm da đầu có thể loại bỏ tế bào nấm một cách nhanh chóng và hạn chế khả năng lây lan sang người khác.
3. Thuốc trị nấm da đầu hiệu quả
Các trường hợp nấm da đầu nặng hoặc đặc biệt nghiêm trọng có thể cần sử dụng thuốc kháng nấm để điều trị. Về cơ bản thuốc kháng nấm được chia thành 2 loại là thuốc bôi và thuốc uống.
Thuốc bôi:
Các trường hợp nấm da đầu nhẹ, không gây nhiều phiền toái ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc, kem bôi để điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc bôi thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tế bào nấm ở chân tóc. Do đó, đôi khi thuốc không mang lại hiệu quả cao. Một số loại thuốc bôi cơ bản bao gồm:
  • Clotrimazol
  • Ketoconazole
  • Miconazol
  • Fluconazole
  • Naftifine
Thuốc uống:
Các loại thuốc uống thường được chỉ định cho trường hợp nấm da đầu nghiêm trọng hoặc khi người bệnh không thể tiếp cận mảng da nấm bằng các loại thuốc bôi. Thuốc chống nấm đường uống phổ biến bao gồm:
  • Griseofulvin là lựa chọn điều trị đầu tiên cho bệnh nấm da đầu mãn tính. Thuốc có thể sử dụng cho người lớn và cả trẻ em, thời gian điều trị khoảng 8 – 10 tuần. Tuy nhiên, nếu cần sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 14 tuổi, hãy thông báo cho bác sĩ nhi khoa.
  • Terbinafine là một lựa chọn khác đang được sử dụng phổ biến để điều trị nấm da đầu. Thuốc có thể loại bỏ hoàn toàn nấm khỏi da đầu trong thời gian điều trị khoảng 4 – 6 tuần.
Thuốc điều trị nấm thường được dung nạp khá tốt do đó ít khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, phụ nữ đang có dự định mang thai không nên sử dụng thuốc. Thuốc có thể làm rối loạn chức năng rụng trứng là làm ảnh hưởng đến việc mang thai.

9.Lưu ý trong sinh hoạt khi bị nấm da đầu

Người bệnh nấm da đầu có thể hạn chế và ngăn ngừa bệnh bằng cách thực hiện một chế độ sinh hoạt khoa học. Một số lời khuyên bao gồm:
  • Loại bỏ tất cả các vật dụng nhiễm nấm hoặc nghi ngờ nhiễm nấm. Các vật dụng phổ biến bao gồm mũ, lược, gối, chăn, khăn tắm. Điều này có thể ngăn ngừa việc tái nhiễm nấm sau khi điều trị.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với bất cứ ai, kể cả đó là người trong gia đình.
  • Tắm, gội đầu thường xuyên. Lau khô tóc, đặc biệt là không để tóc ướt khi đi ngủ.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh. Hạn chế tinh bột, rượu, đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Điều trị bệnh nếu có dấu hiệu nhiễm nấm, vẩy nến hoặc rụng tóc.
  • Tránh việc lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc Steroid điều trị bệnh. Trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại thuốc phù hợp hơn.
  • Để cho da đầu thoáng khí, hạn chế đội mũ, quấn khăn, trùm đầu nếu không thật sự cần thiết.
  • Nếu nghi ngờ thú cưng hoặc vật nuôi trong gia đình là nguồn nấm, hay liên hệ với bác sĩ thú y.

10.Bệnh nấm da đầu nên ăn gì, kiêng gì

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nấm da đầu tái phát. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi tiến hành thay đổi chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt là khi bạn cần ăn kiêng để điều trị một số bệnh lý khác. Một số thực phẩm người bị nấm da đầu nên bổ sung bao gồm:
  • Tăng lượng thức ăn chứa kẽm: Nhiều nghiên cứu cho rằng bổ sung kẽm có thể ngăn ngừa việc tiết bã nhờn và hỗ trợ nuôi dưỡng tóc. Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại đậu, hạt và ngũ cốc.
  • Tăng lượng thức ăn chứa Allicin: bao gồm tỏi, hành tây và hành lá. Nhiều nghiên cứu cho rằng Allicin có đặc tính chống nấm và kháng viêm cao.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin B: Có thể hạn chế tình trạng bong tróc vảy, mảng bám và da chết. Vitamin B có nhiều trong đậu, thịt, thịt gia cầm, cá, và một số loại trái cây và rau quả.

Một số thực phẩm người nấm da đầu cần tránh bao gồm:
  • Đường: Nấm men Candida có thể phát triển quá mức trong môi trường nhiều đường. Do đó hạn chế đường, nước ngọt hoặc bất cứ sản phẩm chứa đường nào để hỗ trợ tiêu diệt nấm.
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C có thể tốt cho tất cả mọi người, trừ người bệnh nấm. Vitamin C có thể tạo ra môi trường thuận lợi để nấm sinh sôi, phát triển và làm tình trạng nấm da đầu thêm tồi tệ.
  • Hải sản: Đây là các loại thức ăn dễ gây dị ứng, ngứa, đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm. Do đó, bệnh nhân nấm da đầu nên hạn chế tiêu thụ các loại hải sản.