1. Nám da là gì?
Màu da của mỗi người được quyết định bởi melanin hay còn gọi là hắc tố. Theo các nghiên cứu cho rằng, melanin là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả (có thể tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ. Đây là thành phần đóng vai trò chống nắng và bảo vệ da khỏi tia UV.
Tuy nhiên, nếu melanin được sản xuất ra quá nhiều thì loại hắc tố này sẽ tích tụ, tập trung tại một số vùng nhất định trên bề mặt da và đây chính là nguyên nhân gây nám da, tàn nhang.
Ở phụ nữ, vùng nám da thường xuất hiện ở hai bên gò má, mũi, cằm hoặc trán. Nám da ở phụ nữ làm chị em cảm thấy tự ti, mặc cảm và giảm chất lượng cuộc sống do nó gây nên tình trạng mất thẩm mỹ cho làn da đặc biệt là vùng da mặt của phụ nữ.
2. Nguyên nhân gây nám da tàn nhang
1. Yếu tố từ bên trong
- Yếu tố di truyền: Gần đây đã chỉ ra rằng có khoảng 30% có nguyên nhân gây nám da xuất phát từ yếu tố di truyền. Chính vì thế nếu gia đình có ông bà, cha mẹ, người thân đang bị nám da, nguy cơ phụ nữ sinh ra trong gia đình này cũng có thể bị nám rất cao. Đối với nguyên nhân gây nám da do di truyền, việc điều trị sẽ rất khó khăn nếu không điều trị theo đúng phương pháp.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của người phụ nữ: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh,... khiến cho lượng estrogen suy giảm đáng kể, các hắc tố melanin tăng cao dẫn đến nhiều thay đổi về da như nhăn nheo, sức đàn hồi giảm và là nguyên nhân gây nám da, tàn nhang ngày một nhiều.
- Stress, căng thẳng, lo âu, mệt mỏi thường xuyên: Khi liên tục gặp phải những áp lực và căng thẳng sẽ tăng nguy cơ lão hóa gây các vấn đề về cho sức khỏe như nám da, nổi mụn, nếp nhăn,...
- Tuổi tác: Lượng estrogen suy giảm, kích thích sản sinh melanin là nguyên nhân gây nám da và tàn nhang.
Một số yếu tố bên trong cơ thể là nguyên nhân gây nám da tàn nhang
2. Yếu tố bên ngoài
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, màn hình máy tính: Trong ánh nắng mặt trời tiềm ẩn tia UV xuyên thấu qua da sẽ làm sắc tố melanin tăng đột biến, tạo nên các đốm nâu. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên không chỉ làm da dễ bị kích ứng, bỏng rát mà còn là nguyên nhân gây nám da, tàn nhang.
- Mất ngủ, chế độ sinh hoạt không hợp lý: Mất ngủ hay thức khuya thường xuyên, chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu nước, uống nhiều bia rượu, thuốc lá,... làm tình trạng nám da, tàn nhang phát triển mạnh mẽ hơn. Một số món ăn có thể gây ra sung huyết trên da, làm cho các vết nám da ngày càng trở nên trầm trọng hơn như thức uống có cồn như: rượu, bia, các gia vị gây nám như: muối, ớt, hạt tiêu...
- Tác dụng không mong muốn khi sử dụng một số thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc tránh thai, các loại thuốc nhóm kháng sinh Cyclin,...làm thay đổi các hormon trong cơ thể sau khi uống và là nguyên nhân gây nám da, tàn nhang. Một số loại thuốc như tetracyclin, sulfamid, thiazid, phenergan, chlorpromazine...còn có thể gây kích ứng da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng những mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc: Hiện nay, với nhu cầu làm đẹp ngày càng gia tăng, nhiều chị em phụ nữ có thói quen dùng mỹ phẩm. Tuy nhiên, do vô tình nhiều người dùng phải những loại kem trộn hoặc các loại mỹ phẩm có nguồn gốc không rõ ràng trên thị trường. Lúc đầu, khi bạn mới bắt đầu sử dụng có thể thấy trắng da lên, mờ nám dần dần. Tuy nhiên sau một thời gian dài sử dụng, làn da sẽ bị bào mòn dần, yếu dần đi và dễ tổn thương với tác động từ môi trường, nhất là ánh nắng mặt trời chứa tia tử ngoại, khói bụi,...là nguyên nhân gây nám da, tàn nhang.
3. Nguyên nhân gây nám da ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông
3. Do nội tiết tố khác nhau
Nội tiết tố có những ảnh hưởng nhất định đến nguyên nhân gây nám da, tàn nhang. Nội tiết tố có sự khác nhau giữa nam và nữ, ở nữ giới thường thay đổi nội tiết tố diễn ra nhiều hơn so với nam. Điều này khiến cho tình trạng nám da, tàn nhang ở các chị em thường phổ biến hơn.
4. Do độ dày của da mặt
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, da của nam giới có độ dày gấp 7 lần so với nữ giới. Làn da của nam giới ít bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường như UV, ánh nắng mặt trời, không khí,.. từ đó hắc sắc tố melanin ít được sản sinh và hình thành các đốm nám, tàn nhang trên mặt.
Ngoài ra, thời gian cũng là nguyên nhân khiến bào mòn và làm lão hóa da, vì vậy nám da thường có nguy cơ cao hơn đối với phụ nữ ở lứa tuổi trung niên.
Nguyên nhân gây nám da ở phụ nữ có liên quan đến độ dày của da mặt
5. Do tác động từ mỹ phẩm
Những tác động từ mỹ phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến nám da. Việc làm đẹp nhờ mỹ phẩm là nhu cầu cần thiết của phái đẹp, trong khi đó tỉ lệ sử dụng mỹ phẩm ở nam giới thường khá là ít. Điều này giải thích vì sao tỉ lệ nám da thường gặp ở phụ nữ cao hơn.
6. Do lượng collagen
Collagen có yếu tố có vai trò quan trọng đối với tế bào da, giúp các mô liên kết với nhau và tạo tính đàn hồi cho da. Mật độ collagen ở nam giới thường cao hơn nhiều so với nữ giới. Vì vậy, nếu ở cùng một độ tuổi nhưng làn da của nam giới thường săn chắc, mịn màng hơn phụ nữ. Thông thường, từ độ tuổi 25 trở đi, làn da của phụ nữ hay gặp phải các vấn đề về lão hóa, nám da cao hơn so với nam giới.
Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến nhan sắc của người phụ nữ nói chung và là nguyên nhân gây nám tàn nhang nói riêng. Những thay đổi tâm lý bất thường, áp lực, suy nghĩ tiêu cực, chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt không phù hợp cũng dễ gây nên tình trạng làn da lão hóa nhanh, trở nên thiếu sức sống, nám, sạm,...
4. Cách phòng ngừa nám da, tàn nhang
Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng nám da, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
- Uống nước đầy đủ mỗi ngày.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể.
- Hạn chế tác động từ ánh sáng mặt trời: sử dụng kem chống nắng, áo chống nắng, mũ khi làm việc ngoài trời.
- Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ: ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan.
- Tìm hiểu cẩn thận các loại mỹ phẩm trước khi sử dụng.
K hi hiểu được nguyên nhân gây nám da, tàn nhang, các bạn nên hạn chế những yếu tố nguy cơ này. Các bạn nên lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp kết hợp thêm chế độ chăm sóc da để có được làn da trắng sáng mịn màng như ý. Để điều trị nám, tàn nhang các chị em nên tìm hiểu cho mình phương pháp an toàn, kết hợp điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài.