1. Sắc tố da là gì?
Sắc tố sẽ tạo ra màu của da, tóc, màng nhầy và võng mạc của mắt. Sắc tố là do sự lắng đọng của sắc tố melanin. Melanin được sản xuất bởi các tế bào melanocytes. Một số tình trạng liên quan đến sắc tố da là: Tăng sắc tố (quá nhiều sắc tố), giảm sắc tố (quá ít sắc tố) và khử sắc tố (mất sắc tố).
Da có màu tự nhiên độc lập với ánh nắng mặt trời và đây chính là sắc tố của da. Hơn nữa, màu da còn phụ thuộc vào các sắc tố melanin - có tác dụng cung cấp sự bảo vệ tự nhiên của da để chống lại các ảnh hưởng của tia cực tím UV . Sắc tố melanin được chia thành hai loại:
- Eumelanin: Loại sắc tố này được biết đến nhiều hơn là melanin thật, nó có màu đen hoặc nâu sẫm và được tìm thấy ở những người có làn da xỉn, mờ (nó có tác dụng bảo vệ da tránh được tia UV).
- Phaeomelanin: Loại sắc tố này còn được gọi là melanin đỏ. Nó thường xuất hiện ở những người có làn da trắng hoặc tóc đỏ. Nó không có tác dụng bảo vệ chống lại tia UV. Ngược lại, sự tổng hợp của loại sắc tố này sẽ tạo ra các gốc tự do tấn công da.
Hai loại sắc tố melanin này thường xuất hiện ở mỗi người. Tuy nhiên, với từng cá nhân sẽ có tỷ lệ khác nhau. Số lượng hai loại sắc tố này sẽ là yếu tố quyết định màu da tự nhiên, cũng như độ rám nắng của da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
2. Sự hoạt động của sắc tố da
Sắc tố da là kết quả của một quá trình hoạt động với 4 giai đoạn phức tạp:
- Giai đoạn 1: Tia cực tím và các chất trung gian sinh học (các chất được tìm thấy trong tế bào da) kích thích quá trình tạo sắc tố.
- Giai đoạn 2: Melanin được sản xuất bởi melanocytes.
- Giai đoạn 3: Sau đó, Melanin được đưa đến lớp biểu bì da.
- Giai đoạn 4: Cuối cùng, sắc tố melanin di chuyển đến bề mặt da thông qua sự đổi mới liên tục của các tế bào trong lớp biểu bì.
3. Các nguyên nhân tạo ra đốm đen trên da mặt
Màu sắc da của một người thường được xác định bởi kiểu gen di truyền cũng như mức độ da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Với những khu vực da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ có màu tối hơn so với những khu vực làn da được che chắn. Melanin là sắc tố tự nhiên có tác dụng kiểm soát màu da và nó được cơ thể tiết ra để bảo vệ da khỏi tia UV - là nguyên nhân có thể dẫn đến sạm, nám da hay rối loạn sắc tố da.
Các vấn đề về sắc tố đã được chứng minh là có liên quan đến chức năng của melanin hoạt động kém. Cho nên, nó sẽ gây ra tình trạng thay đổi da bao gồm là: tăng sắc tố (đốm đen) hoặc giảm sắc tố (đốm sáng) trên da. Loại giảm sắc tố (đốm sáng) thường liên quan đến một tình trạng bệnh chẳng như bệnh bạch biến hoặc bệnh bạch tạng. Những bệnh này đều cần được chăm sóc y tế.
4. Một số yếu tố liên quan đốm đen trên da của khuôn mặt
1. Đốm đen liên quan đến ánh nắng mặt trời và tuổi tác
Tia cực tím UV có thể xuyên qua lớp biểu bì da và kích thích tế bào sắc tố da (melanocytes). Khi đó, một số melanocytes liên tục bị phá vỡ và bắt đầu tiết ra một lượng lớn melanin. Các đốm xuất hiện trên da khuôn mặt khi sản xuất melanin tăng lên một cách bất thường và số lượng melanin được sản xuất quá mức được phân bố đều trên bề mặt da. Chính vì vậy, điều này đã làm cho sắc tố melanin tích lũy đến một số lượng nhất định và hình thành các đốm nâu trên da.
Phơi nắng quá mức (quá mạnh hoặc quá lâu) trong một thời gian kéo dài, sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất quá nhiều melanin. Khi đó, sẽ gây nên sự xuất hiện các đốm sắc tố hoặc nốt ruồi (các đốm nhỏ, tròn và phẳng có kích thước khác nhau). Đây chính là là lý do giải thích tại sao những người làm việc ngoài trời (những người trong ngành hàng hải, công nhân xây dựng,...) có xu hướng phát triển những đốm đen này ở trên da sớm hơn những người làm ngành nghề khác.
Tia cực tím làm gia tăng sự sản xuất của melanin gây nên đốm đen trên da
Hơn nữa, nguy cơ tăng sắc tố sẽ tăng lên khi xuất hiện lão hóa tế bào và thường ảnh hưởng đến các khu vực tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng mặt trời theo thời gian (mặt, cổ, tay, ...). Ánh nắng mặt trời và tuổi tác là nguyên nhân chính của việc gây ra các đốm sắc tố trên vùng da tiếp xúc trực tiếp. Những đốm đen trên da này còn được gọi là tàn nhang, đồi mồi.
2. Đốm đen liên quan đến thay đổi nội tiết tố và sử dụng thuốc tránh thai
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc khi uống thuốc tránh thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng sắc tố.
Ở phụ nữ có mái tóc nâu (có làn da xỉn, mờ), sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến sự xuất hiện của mảng da màu nâu trên mặt gọi là "nám" hoặc "mặt nạ thai kỳ". Những mảng da tối màu này sẽ xuất hiện rõ rệt hơn vào mùa hè. Đồng thời, màu sắc của chúng thay đổi và tối đi hơn khi bị tác động trực tiếp bởi bức xạ cực tím của ánh nắng mặt trời.
Sự thay đổi sắc tố này xuất hiện đột ngột và phổ biến ở phụ nữ mang thai nhưng tình trạng này sẽ giảm hoặc biến mất hoàn toàn sau khi sinh con. Lúc này, hormone nội tiết tố đã lấy lại cân bằng và hoạt động trở lại bình thường (ví dụ sau khi sinh con). Tuy nhiên, vẫn có thể có một số sắc tố còn sót lại có thể tồn tại trong vài tháng hoặc vài năm nữa.
Trong một số trường hợp nhất định, “mặt nạ thai kỳ” của những người Hồi giáo đôi khi xuất hiện ngay cả khi một người không mang thai hoặc uống thuốc tránh thai.
3. Đốm đen liên kết với các chất quan độc và tổn thương da
Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một số yếu tố như là: nước hoa và thuốc, có thể khiến các đốm nâu xuất hiện bởi các phản ứng quang hóa.
Hơn nữa, da bị tổn thương hoặc bị sẹo (hậu quả của bỏng, cháy nắng, quá trình viêm, đặc biệt là do mụn trứng cá) có khả năng phát triển các sắc tố dễ dàng hơn nếu tiếp xúc với tia UV.
5. Một số biện pháp làm giảm đốm đen trên da
Một số biện pháp nên được áp dụng để làm giảm đốm nâu trên da:
1. Thói quen hằng ngày
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời để ngăn chặn các vết nám xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn. Hơn nữa, tránh ánh nắng mặt trời nguy hiểm nhất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
- Lựa chọn kem chống nắng một cách cẩn thận. Chỉ số chống nắng (SPF) của nó phải ít nhất là 20 (hoặc 30 nếu bạn có làn da trắng).
- Uống bổ sung viên chống nắng trước và trong khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để chuẩn bị tốt hơn cũng như giúp cho làn da được bảo vệ khỏi những tác động của ánh nắng mặt trời.
2. Làm sạch da mặt
Sử dụng các sản phẩm làm sạch phù hợp với da có tình trạng đốm nâu hoặc thay đổi sắc tố da.
3. Chăm sóc da
Các sản phẩm chống nắng giúp bảo vệ làn da không bị phá huỷ bởi tia cực tím. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách và đều đặn thì nó có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da. Để giúp làm giảm các đốm sắc tố này và làm đều màu da, ngoài việc sử dụng kem chống nắng đúng cách thì hãy áp dụng các sản phẩm điều trị làm mất sắc tố đen trên da với sự chỉ định của bác sĩ da liễu nhé.