1. Tảo silic là gì?
Tảo silic thuộc loại tảo đơn bào, thường xuất hiện nhiều ở vùng biển Địa Trung Hải. Tảo silic có thành phần tế bào silica (hợp chất có độ cứng cao). Silica trong tự nhiên thường được tìm thấy ở cát và thạch anh.
2. Tảo silic có tác dụng gì trong việc làm đẹp?
Vỏ tảo silic giúp phá vỡ cấu trúc mô viêm nhiễm nằm sâu bên trong da, do đó nó được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thẩm mỹ. Đồng thời, tảo silic cũng kích thích hình thành tái tạo mô mới, giúp ổn định và nuôi dưỡng các hợp chất kết hợp trong da.
Một số tác dụng khác của tảo silic bao gồm:
- Theo đánh giá của các chuyên gia chăm sóc da và thẩm mỹ, tảo silic được xem như công nghệ trị nám hiệu quả. Nguyên nhân là do cấu tạo thành vỏ silic sắc bén của tảo, khi gặp các sinh vật gây hại, cấu trúc nano của silic sẽ sản sinh ra các hợp chất tiêu diệt độc tố đó. Chính bởi điều đó nên tảo silic có tác dụng rất tốt trong việc tiêu độc đối với các làn da.
- Những tinh thể li ti của tảo silic còn có tác dụng tìm kiếm các tế bào hư tổn trên da, phá vỡ cấu trúc lớp tế bào cũ yếu ớt, kích thích sản sinh những tế bào mạnh hơn, tăng sinh nhanh số lượng collagen để khôi phục độ săn chắc cho làn da. Những sắc tố melanin khiến cho da bị sạm đen cũng nhanh chóng bị thành phần của tảo silic tẩy trắng, giúp cho làn da trông sáng mịn hơn.
- Tảo silic còn các tác dụng tái tạo tế bào mới nhờ tinh thể siêu nhỏ, cùng với việc phá vỡ các mô dư thừa, giúp loại bỏ những vùng gia bị chùng nhão, kích thích collagen sản sinh và làm cho làn da trở nên săn chắc, đàn hồi tốt hơn.
- Đặc biệt, dùng phương pháp trị mụn tảo Silic có thể đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng.
3. Các ưu điểm vượt trội khi sử dụng tảo silic trong điều trị mụn
Trị mụn tảo silic mang lại những hiệu quả như sau:
- Tảo silic giúp xóa bỏ các dấu mụn cũ do tình trạng viêm nhiễm kéo dài
- Ngăn chặn kịp thời các nhân mụn mới và không cho nó có điều kiện tốt để hình thành.
- Hạn chế được các trường hợp sẹo khi điều trị mụn do mất cân bằng trong quá trình tổng hợp collagen của cơ thể.
- Tảo silic còn có tác dụng giúp se khít lỗ chân lông, điều tiết lượng dầu và lượng bã nhờn trên da.
- Tảo silic làm cho làn săn chắc, tạo gương mặt thon gọn, trẻ trung
- Giúp cho da trở nên trắng trẻo, hồng hào.
- Tảo silic giúp da trở nên căng mịn, đồng thời làm mờ đi các vết thâm nám của mụn cũ.
Quy trình để thực hiện tái tạo da nhờ tảo silic bao gồm:
- Đầu tiên da cần được làm sạch, sau đó sẽ sử dụng các sản phẩm dưỡng da.
- Tiếp theo sẽ chiếu sáng sinh học để giúp cho làn da thân thiện hơn với các dưỡng chất.
- Sử dụng tảo silic đắp lên da và massage mặt. Sau đó, rửa sạch mặt với nước.
Quá trình dùng tảo silic để điều trị mụn nên được sử dụng thường xuyên dưới sự thăm khám của bác sĩ để cho hiệu quả cao.
4. Cơ chế tác dụng của tảo silic.
Tảo silic không chỉ giúp ngăn chặn hình thành nhân mụn mà còn tấn công các mô viêm viễm, phá vỡ lớp lipid phủ bao quanh màng tế bào, thúc đẩy quá trình đưa dưỡng chất vào sâu bên trong da. Không những thế, tảo silic còn tác động lên các tế bào, giúp cho da săn chắc và mịn màng hơn.
Phương pháp dùng tảo silic giúp trị liệu các triệu chứng về da liễu như: Viêm nhiễm do mụn, sẹo mụn, thâm mụn, nám da. Liệu trình được thực hiện trong khoảng 3 đến 5 ngày. Sau giai đoạn này, da của bạn có thể bắt đầu bong tróc và có những kết quả đáng kinh ngạc.
Tuy nhiên, tảo silic có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên nên khá an toàn và lành tính, kể cả với làn da nhạy cảm nhất. Hơn nữa, phương pháp này không yêu cầu người điều trị phải mất thời gian nghỉ dưỡng. Nhưng để đạt hiệu quả cao, trong quá trình điều trị mụn tảo silic, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
- Khi áp dụng phương pháp trị liệu làn da bằng tảo silic, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Bạn không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc hút thuốc lá.
- Bạn có thể sẽ có cảm giác da bị châm chích, bong tróc khi thực hiện điều trị với tảo silic, tuy nhiên tình trạng này là hoàn toàn bình thường, bạn không nên quá lo lắng. Nếu muốn yên tâm, bạn có thể tư vấn bác sĩ.
Tảo silic giúp phá vỡ cấu trúc mô viêm nhiễm nằm sâu bên trong da, do đó nó được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thẩm mỹ. Đồng thời, tảo silic cũng kích thích hình thành tái tạo mô mới, giúp ổn định và nuôi dưỡng các hợp chất kết hợp trong da.