1. Tình trạng nứt gót chân
Nứt gót chân là 1 triệu chứng bất lợi ngoài da, có các biểu hiện chính như tình trạng bong tróc, ngứa, nứt nẻ, thậm chí có thể rỉ máu ở da chân. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có cơ địa da khô, hay xảy ra khi thời tiết khô hanh. Thông thường, người bị nứt gót chân thường có biểu hiện kèm theo là chai chân, đặc biệt là với những người làm nghề nông ở nước ta, mặc dù có mang dép thì vẫn sẽ xảy ra tình trạng nứt nẻ.
Theo thống kê của một cuộc khảo sát cho thấy, khoảng 20% người trưởng thành đang phải chịu cảnh sống chung với tình trạng nứt gót chân. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, nó sẽ thường tác động đến đời sống của chị em nhiều hơn.
Tình trạng nứt gót chân hoặc chai chân sẽ không gây nguy hiểm nhiều về mặt sức khỏe nếu chỉ ở mức nứt nẻ thông thường. Tuy nhiên, xét trên phương diện thẩm mỹ, hoặc không may tình trạng diễn biến nặng hơn thì chúng có thể sẽ khiến cho người bệnh cực kỳ đau đớn, nứt lan rộng ra và rỉ máu, gây khó khăn cho hoạt động di chuyển hàng ngày. Chính vì vậy, mọi người nên khắc phục ngay khi tình trạng này ở giai đoạn đầu nhé.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nứt gót chân
Tình trạng nứt gót chân xảy ra thường là do các vấn đề dưới đây như:
- Thiếu dưỡng chất: Việc thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất sẽ làm cho da của chúng ta trở nên khô hơn và dễ dàng bị bong tróc, nhất là đối với các vùng da ma sát nhiều như gót chân.
- Do béo phì: Tăng cân sẽ làm cho bàn chân bị đè nặng, vì đây là bộ phận phải chịu nhiều sức nặng nhất của cơ thể. Phần gót chân của người bị béo phì sẽ phải to hơn mức bình thường để đảm nhiệm được công tác hỗ trợ nâng đỡ cơ thể. Đây cũng là 1 trong những những nguyên nhân khiến cho gót chân bị nứt nẻ.
- Do mãn kinh: Tình trạng dày sừng quang hóa rất dễ gặp ở những chị em đang ở trong độ tuổi mãn kinh, dẫn đến tình trạng da gót chân bị nứt nẻ.
- Do tắm rửa sai cách: Việc sử dụng nước quá nóng để tắm lâu ngày hoặc sử dụng các loại xà phòng có tính ăn mòn cao sẽ khiến cho làn da của chúng ta khô hơn và dễ nứt nẻ.
- Do đứng quá lâu: Với những người có công việc đặc thù cần phải đứng lâu trong một khoảng thời gian dài thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nứt gót chân.
Ngoài những nguyên nhân ở trên, còn có một số nguyên nhân khác như mang các loại giày dép không phù hợp với cỡ chân, mắc các bệnh lý như tiểu đường, bị chàm hoặc nấm chân, vv...
3. Trị nứt gót chân bằng nhựa đu đủ có hiệu quả hay không?
Nhựa đu đủ có chứa các thành phần như: Papain, men thủy phân, mỡ, các loại axit amin, ... . Trong đó, papain là 1 hoạt chất có khả năng làm mềm thịt, tẩy tế bào chết và ăn mòn da. Chính vì thế, khi sử dụng chúng là một loại sản phẩm hỗ trợ làm đẹp da thì nó sẽ giúp cho da trở nên mềm hơn, đẩy lùi tình trạng chai chân và cải thiện được vấn đề nứt gót chân một cách hiệu quả.
Cách dùng:
Sử dụng 1 lượng nhựa có trong đu đủ xanh, sau đó trộn đều theo tỷ lệ 1:1 với nước cốt chanh. Đem hỗn hợp đó bôi trực tiếp lên vùng da nứt nẻ ở gót chân, giữ trong khoảng 30 đến 1 tiếng rồi rửa sạch lại với nước. Thực hiện đều đặn thao tác này với tần suất từ 1 đến 2 lần/ tuần cho đến khi nhận được kết quả như mình mong muốn.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng nhựa đu đủ để điều trị nứt gót chân, người dùng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Chỉ nên sử dụng nhựa từ đu đủ còn xanh mới có thể mang lại hiệu quả tối đa.
- Không bôi trực tiếp nhựa đu đủ lên vết thương hở.
- Nếu không có đu đủ xanh, bạn có thể sử dụng nhựa của hoa đu đủ để thay thế và sử dụng bằng cách bôi trực tiếp phần nhựa này 2 lần/ ngày.
- Vì nhựa đu đủ có tính tẩy cao nên không được tùy tiện sử dụng cho những vùng da nhạy cảm như da mặt, ..., có thể sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng, thậm chí là lở loét.
4. Một số cách khác điều trị nứt gót chân tại nhà hiệu quả
1. Sử dụng chanh tươi:
Chanh là một loại trái cây có nguồn vitamin C dồi dào, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tốt trong quá trình làm đẹp da của chị em.
Cách dùng:
- Ngâm chân với nước ấm pha lẫn với muối loãng trong khoảng 5 phút.
- Vắt thêm nước cốt chanh tươi vào chậu nước và tiếp tục ngâm, sau đó nên kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất có thể thẩm thấu sâu hơn.
- Lau khô chân với khăn mềm và thoa thêm kem dưỡng ẩm để da chân trở nên mềm hơn.
2. Sử dụng dầu dừa:
Dầu dừa là 1 nguyên liệu làm đẹp hiệu quả, chứa nhiều vitamin A, vitamin E và các axit béo như axit phenol và axit lauric. Chính vì có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da nên dầu dừa cực kỳ hiệu quả trong việc cấp ẩm, giảm tình trạng khô, nứt nẻ và giúp cho da trở nên săn chắc.
Cách dùng:
- Pha một chậu nước ấm cùng với muối để làm mềm gót chân. Sau đó thêm vào một vài giọt tinh dầu để thư giãn.
- Sau đó, lau khô chân với khăn mềm và thoa đều dầu dừa nguyên chất ra lòng bàn tay và tiến hành massage nhẹ nhàng gót chân để dưỡng chất thấm đều
- Cuối cùng rửa sạch lại chân với nước. Thực hiện cách này 2 lần/ tuần để có được hiệu quả tốt.
3. Sử dụng nha đam:
Nha đam là 1 loại nguyên liệu làm đẹp không còn xa lạ với hội chị em. Tuy nhiên, cách điều trị nứt gót chân với nha đam thì chưa chắc ai cũng biết.
Cách dùng:
- Ngâm chân vào nước ấm pha loãng với muối khoảng 5 phút để chân mềm hơn, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
- Nha đam rửa sạch, gọt vỏ, lấy phần thịt trong suốt của nha đam để thoa lên vùng gót chân. Từ từ massage nhẹ nhàng để dưỡng chất có trong nha đam thấm vào da tốt hơn.
- Cuối cùng, rửa sạch chân lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn phương pháp này khoảng 2 lần/tuần để giúp cho tình trạng nứt gót chân được cải thiện, da chân trở nên mịn màng hơn.
Hy vọng với những thông tin Thu Thủy chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn biết được trị nứt gót chân bằng nhựa đu đủ có hiệu quả không? Đồng thời, ngoài việc sử dụng nhựa đu đủ một cách hiệu quả thì bạn còn có thể tham khảo thêm sử dụng nhiều loại nguyên liệu lành tính và dễ dàng tìm kiếm khác để tình trạng nứt gót chân được điều trị triệt để, mang lại làn da mịn màng cho chiếc gót chân của mình nhé.